Sự khác biệt về công dụng của sản phẩm indoor và outdoor đã làm cho ngành Công Nghiệp chế biến gỗ có những tùy biến
Với đặt tính của SP outdoor thì không thể như vậy vì liên kết này kém bền với điều kiện khí hậu và thời tiết ngoài trời, đây chính là vấn đề tạo nên sự khác biệt của 2 dòng SP về mặt công nghệ để SX và kéo theo nhiều vấn đề mà khi bạn làm ERP cho ngành gỗ indoor và outdoor cần lưu tâm.
Trong chuyên đề trao đổi này chúng tôi chỉ bàn với ngành indoor, SP outdoor cũng tương tự tuy nhiên sẽ có những điểm khác
Quản lý sản xuất đối với CN chế biến gỗ indoor xuất khẩu
Mục tiêu và yêu cầu” Thực sự mục tiêu và yêu cầu trong quản lý hoạt động SX của CN chế biến gỗ hay bất cứ ngành SX nào cũng vậy tựu trung ở mấy vấn đề sau:
Thứ 1: Quản lý toàn bộ, nhưng thật chi tiết tình hình hoạt động sản xuất sản phẩm của các nhà máy sao cho tốt nhất; cái tốt nhất ở đây thể hiện qua mấy vấn đề sau:
a. Nhà máy phải luôn có được kế hoạch cụ thể, chi tiết và tổng thể đồng thời phải là kế hoạch động, các nhà quản trị SX luôn coi Plan này là la bàn chỉ hướng cho hành động của các tổ, bộ phận, khâu, công đoạn và toàn bộ Cty trong hoạt động sản xuất.
b. Hệ thống thống kê cần hoàn chỉnh và hữu hiệu để theo dõi tình hình sản xuất, tiến độ sản xuất, chất lượng các chi tiết SP được SX tại từng khâu, từng công đoạn trong dây chuyền SX. Đặt điểm của thống kê là ghi nhận số liệu, dữ liệu này là dữ liệu quá khứ do vậy có ghi nhận kịp thời chính xác thì dữ liệu mới có giá trị sử dụng để điều tiết, điều độ hoạt động, phản ứng nhanh với những sự cố vượt ngoài phạm vi Plan..
c. Bài toán đồng bộ chi tiết của SP và bài toán tối ưu trong hoạch định kế hoạch SX là bài toán không thể không vận dụng và được coi là bài toán khó trong kỹ thuật lập kế hoạch nó phải được giãi quyết một cách đáng tin cậy.
Thứ 2: Quản lý đồng bộ hệ thống logictis trong công tác hậu cần SX và phục vụ SX sao cho kịp thời, đúng, đủ. Vấn đề này nhìn rộng ra thể hiện ớ mấy vấn đề sau:
a. Sự đồng bộ, nhịp nhàng của bán thành phẩm chuyển tiếp giữa các khâu và công đoạn
b. Quản lý sự đồng bộ và kịp thời của bán thành phẩm, hàng hóa, vật tư đưa ra ngoài gia công phục vụ SX phải về nhà máy một cách chính xác.
c. Công tác cung ứng và tồn trữ nguyên vật liệu, vật tư cho SX phải được bảo đảm không gây nên vấn đề ách tắt cho hoạt động SX
d. Vấn đề đảm bảo sẳn sàng của hệ thống, máy móc thiết bị SX và làm chủ được tình hình và năng lực sản xuất của hệ thống thiết bị đó trong nội bộ.
e. Hệ thống nguồn nhân lực và vấn đề kiểm soát, khai thác tốt nguồn lực này nhìn ở góc độ năng suất, hiệu quả và ổn định trong nội bộ.
Thứ 3: Quản lý chi phí hoạt động và hiệu quả hoạt động sản xuất, mà muốn làm được điều này nhà quản trị cần có hệ thống các chỉ tiêu (KPI) và hệ thống thông tin để cân đong đo đếm nhằm soát xét vấn đề và tinh chỉnh. Các vấn đề đó là:
a. Năng suất và chất lượng của hệ thống sản xuất thực, chỉ ra được chổ nào yếu kém; nhận diện được các nguyên nhân yếu kém
b. Đánh giá tình hình sử dụng vật tư so với định mức để có hướngcải thiện vấn đề
c. Các chi phí hoạt động là những chi phí nào? được sử dụng như thế nào, chổ nào gây lãng phí, mức độ lãng phí nếu có?
Khi nhà quản trị đã đưa được toàn bộ các vấn đề nêu trên vào tầm hoạch định và kiểm soát thì coi như hoạt động quản lý đã cơ bản được thiết lập. Dĩ nhiên nói về quản trị SX thì còn có các vấn đề về công tác chỉ đạo và tổ chức tác nghiệp, triễn khai tác nghiệp như thế nào, hướng dẫn, động viên ra sao vv… trong các chức năng của quản trị nói chung. Nhưng trong khuôn khổ vấn đề mà chúng tôi muốn đề cập chỉ là một phần của công tác quản trị để phục vụ việc tìm hiểu làm giải pháp để quản lý hoạt động SX chứ không phải training tác nghiệp quản trị
Quy trình công nghệ sản xuất
Trước hết chúng ta nên thực hiện nhận diện các vấn đề sau:
Đặt điểm sản phẩm ngành gỗ: Sản phẩm ngành gỗ dù là indoor hay outdoor cũng điều là SP được lắp ghép, có nghĩa là 1 sản phẩm gồm nhiều cụm chi tiết hay nhiều chi tiết lắp ghép nó khác với SP loại đơn nhất. SP này cũng tương tư như chiếc xe đạp, xe máy, hay chiếc ô tô. Bản chất đặt điểm này làm cho việc quản lý, bài toán đồng bộ và cách tính và giãi thuật tính giá thành sẽ khác với những SP khác.
Loại hình kinh doanh và sản xuất: theo mô hình kinh doanh “make to oder” là chủ yếu, và loại hình SX hàng loạt (có thể nhỏ hoặc vừa chứ có thể chưa là hàng loạt lớn) và từ đặt thù này dẫn đến mẫu mã cũng sẽ thay đổi thường xuyên. Ngoài ra còn có thể kể đến một đặt điểm nữa là mẫu mã SP có thể thuộc sở hữu khách hàng (vấn đề này cần chú ý)
Mô hình quy trình công nghệ SX: nó là dạng mô hình hỗn hợp (vừa có tích hợp vừa có phân rã trong quy trình công nghệ SX ra SP)
Thanh gỗ nguyên liệu => ghép dọc => Ghép Ngang => Xẻ thành phôi chi tiết A; B => Định hình chi tiết => Tạo kết cấu: khoan, cắt, CNC….=> Hoàn thiện chi tiết => Sơn, bóng chi tiết => lắp ráp nhiều chi tiết khác nhau thành cụm => Lắp ráp nhiều cụm => hoàn chỉnh bao gói SP
Đây là cách mô tả gọn mô hình quy trình công nghệ SX, trong hoạt động SX của ngành gỗ có rất nhiều công đoạn , nhiều khâu sản xuất, trong từng khâu làm những công việc SX cụ thể và sử dụng những thiết bị SX chuyên dùng và tùy thuộc vào từng Doanh nghiệp ngành gỗ, đặt thù SP mà có các tùy biến.
Những yêu cầu trong công tác quản lý sản xuất:
Đối với ngành gỗ trước khi triễn khai SX phải có được các tài liệu mô tả về SP:
Bản vẽ SP và bản vẽ tổng thể kết cấu tất cả các chi tiết (mặt cắt dọc, ngang, đứng)
Bản vẽ kích thước từng chi tiết của SP
Bản tính định mức nguyên liệu gỗ; Hardwaere
Bản vẽ kích thước thùng (bao bì) và các phụ kiện và hướng dẫn đóng gói SP.
Bản hướng dẫn cách ghép gỗ tạo phôi và các phương án chọn nguyên liệu ghép tối ưu
Bảng vẽ mô hình quy trình CN sản xuất gia công
Trên cơ sở các tài liệu ban đầu này của SP:
Giai đoạn quyết định nhận đơn hàng:
Bộ tài liệu tính toán giá thành kế hoạch SP; kiểm tra và xác định năng lực SX nếu nhận đơn hàng; Xác định hiệu quả và chi phí cơ hội thực hiện để quyết định vấn đề.
Giai đoạn chuẩn bị triễn khai SX đơn hàng:
Bộ tài liệu gồm: 1. Bảng kế hoạch chi tiết triễn khai SX ; 2 Bảng tiên lượng nhu cầu vật tư; 3 phát lệnh SX chi tiết cho các đối tượng (Bộ phận, công đoạn, khâu SX); Bản hướng dẫn cách ghép gỗ tạo phôi và các phương án chọn nguyên liệu ghép tối ưu; Bảng vẽ mô hình quy trình CN sản xuất gia công; Bảng hướng dẫn đóng gói xếp vào const
Giai đoạn triễn khai và thực hiện SX đơn hàng:
1 Phát lệnh SX; 2 theo dõi tiến độ hoạt động SX và chất lượng SPSX (ta có thể theo dõi theo lệnh, theo đơn hàng và theo dõi từng bộ phận phối hợp đã làm như thế nào)
Giai đoạn kết thúc thực hiện và tính toán hiệu quả SX đơn hàng:
1 Bảng so sánh đánh giá tình hình sử dụng vật tư nguyên liệu so với định mức; 2 năng suất lao động hay chi phí tiền lương cho 1 SP của đơn hàng so với dự kiến trong giá thành kế hoạch; bảng giá thành thực tế SX so với bảng giá thành kế hoạch. Trong thực tế giá thành thực tế chỉ được biết đến khi sự việc đã rồi và đối với ngành gỗ thì chu kỳ SX của 1 SP có thể kéo dài từ tháng này qua tháng kia cho nên công tác tổ chức chi phí ở TK154 cũng cần lưu tâm và đây thực sự là một bài toán quá khó.
Tính toán giá thành thực tế cho sản phẩm ngành gỗ
Bài toán tính giá thành thực tế của ngành gỗ quả là một bài toán khó. Qua kinh nghiệm chúng tôi nêu vấn đề các đặt điểm tính giá thành của ngành này để chia sẻ cùng các bạn:
Thứ nhất: chu kỳ SX 1 sản phẩm ngành gỗ có khi kéo dài từ tháng này qua tháng kia, như vậy việc lưu giữ và quản lý chi phí của TK 154 là rất cần thiết không phải cho SP mà cả cho từng chi tiết SP và thậm chí tại từng công đoạn SX.
Thứ hai: Một nguyên tắc là muốn tính giá thành của 1 SP chính xác thì phải tính giá thành cho từng chi tiết của SP sau đó mới tổ hợp đích danh những chi tiết của 1 SP cụ thể thì mới tính giá thành của 1 SP đó được. Chỉ phân bổ những khoản chi phí không thể nào đích danh được thì mới dùng các tiêu chí phân bổ, PP hệ số dường như không có ý nghĩa trong trường hợp này.
Thứ ba: Muốn tập hợp được chi phí tương đối chi tiết cụ thể và chính xác thì phải tập hợp đích danh cho lệnh SX, cho mặt hàng, cho đơn hàng trừ những chi phí mang tính chất dùng chung thì mới dùng phương pháp phân bổ.
Thứ tư: Sẽ có trường hợp chi tiết dôi dư không đồng bộ (ví dụ SX cái ghế 4 chân, 100 cái ghế 400 chân nhưng thực tế khi SX có thể 401 cái) do vậy cần phải có giãi pháp cho vấn đề này.
Thứ năm: Nguyên tắc tiền – hàng phải cân đối và chính xác trong khi tính giá thành thực tế hàng nhập kho và giá trị thể hiện trên sổ sách kế toán các tài khoản 154; 155