Gỗ bạch dương là nguyên liệu gỗ tốt nhất trong xây dựng

Gỗ bạch dương: Dát gỗ màu trắng, hài hòa với màu nâu nhạt của tâm gỗ. Tâm gỗ và dát gỗ ít có khác biệt. Vân gỗ thẳng, mặt gỗ đẹp đều. Gỗ có khối lượng tương đối nhẹ. Gỗ mền, sức chịu lực nén và lực xoắn yếu. Độ kháng va chạm thấp. Khi khô gỗ không mùi vị.

Ngày đăng: 21-12-2012

5,755 lượt xem

Vào lúc mà nhu cầu xuất khẩu ngày càng tăng cao thì giá cả và nguồn nguyên liệu lại càng trở thành vấn đề bức xúc của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến đồ gỗ Việt Nam. Gỗ xẻ sấy là nguồn gỗ tốt và giá thành cao, bởi gỗ được xẻ công phu từ gỗ tự nhiên và đưa vào làm thành phẩm

 

Gỗ Xẻ Sấy giới thiệu một số đặc điểm của gỗ bạch dương cho các bạn biết về đặc điểm công dụng để quý khách có thể lựa chọn làm nguyên liệu cho các thành phẩm của mình.

 

Gỗ dương mặt gỗ đẹp đều

Gỗ dương mặt gỗ đẹp đều

 

Tên Khoa Học : Populus deltoides.

 

Mô tả chung:

Dát gỗ màu trắng, hài hòa với màu nâu nhạt của tâm gỗ. Tâm gỗ và dát gỗ ít có khác biệt. Vân gỗ thẳng, mặt gỗ đẹp đều.

 

Đặc tính ứng dụng:

Gỗ dương không bị nứt khi đóng đinh, dễ cưa xẻ với bề mặt gỗ xù xì. Gỗ có độ co rút thấp hoặc vừa phải và ổn định về kích thước.

 

 Đặc tính vật lý:

Gỗ có khối lượng tương đối nhẹ. Gỗ mền, sức chịu lực nén và lực xoắn yếu. Độ kháng va chạm thấp. Khi khô gỗ không mùi vị.

 

gỗ dương nhập khẩu

Gỗ dương là gỗ nhập khẩu

 

 

Độ bền:

Tâm gỗ không có khả năng kháng sâu và đặc biệt không thấm chất bảo quản.

 

 Công dụng chính:

Các bộ phận cấu thành đồ gỗ (các mặt ngăn kéo), cửa cái, các đường gờ trang trí, khung  ảnh, gỗ trạm nội thất, đồ chơi, dụng cụ nhà bếp, diêm quẹt. Các ứng dụng chuyên môn quan trọng gồm: ván nẹp nhà tắm hơi vì gỗ có khả năng dẫn nhiệt thấp, và đũa ăn.

 

Gỗ bạch dương là nguyên liệu tốt cho doanh nghiệp bạn

Gỗ bạch dương là nguyên liệu tốt cho doanh nghiệp bạn

 

 

Theo Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, hiện nguyên liệu nhập khẩu chiếm khoảng 80% trong tổng số nguyên liệu mà các doanh nghiệp sử dụng. Và việc nhập khẩu nguyên liệu sẽ tiếp tục kéo dài trong khoảng 15 năm tiếp theo.

 

Tuy nhiên, nguồn nhập khẩu nguyên liệu đang có nguy cơ bị thu hẹp và hạn chế. Thực tế, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thế giới về nguyên liệu, nhất là đối với những nguồn gỗ có xác nhận "quản lý rừng bền vững" đã làm giá thành liên tục tăng. Chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, giá nguyên liệu đã tăng từ 15-20%. Mặt khác, theo các chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam chưa có ưu thế để chiếm lĩnh nguồn nguyên liệu này.

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

 

GIÁ GỖ MỚI NHẤT