Tổng quan về ngành công nghiệp gỗ - Nguyên liệu gỗ

Nguồn nguyên liệu cho sản phẩm gỗ xuất khẩu từ chỗ dựa vào rừng tự nhiên là chính đã chuyển sang dẹa vào nguồn gỗ nhập khẩu và gỗ rừng trồng. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích rừng tự nhiên hiện có của Việt Nam là 9.44 triệu ha, trữ lượng 720.9 triệu m3 gỗ. Để bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững,

Ngày đăng: 26-01-2013

2,796 lượt xem

Để bù đắp sự thiếu hụt về nguyên liệu gỗ rừng tự nhiên, hàng năm Viêt Nam phải nhập khẩu khoảng 250.000 đến 300.000 m3 gỗ từ các nước lân cận và tăng cường sử dụng gỗ rừng trồng, ván nhân tạo để sản xuất hàng xuất khẩu. Nguồn gỗ nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia thường không ổn định do chính sách lâm sản của các quốc gia này luôn thay đổi, trong khi nguồn nhập khẩu từ các quốc gia khác như New Zealand, Australia, Thụy Điển, Đan Mạch, Phàn Lan, Canada, Mỹ, Châu Phi lại cách xa về địa lý nên giá thành nguyên liệu bị đội lên rất cao, giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam.

 

 Tổng quan về ngành công nghiệp gỗ - Nguyên liệu gỗ

 Tổng quan về ngành công nghiệp gỗ - Nguyên liệu gỗ

 

Nhằm chủ động chuẩn bị nguồn gỗ, bên cạnh việc trồng rừng, Việt Nam cũng đang tích cực phát triển các nhà máy sản xuất ván nhân tạo, đóng một vai trò quan trọng cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu: Nhà máy ván sợi MDF Gia Lai công suất 54.000m3 sản phẩm/năm, MDF Sơn La với công suất 15.000 m3 sản phẩm/năm, MDF Bình Thuận với công suất 10.000 m3 sản phẩm/năm, Nhà máy Ván dăm Thái Nguyên với 16.500m3 sản phẩm/năm, Thái Hòa (Nghệ An) 15.000m3 và Hoành Bồ (Quảng Ninh) 3.000m3/năm.

 

Hiện nay, ở Việt Nam chưa có khu rừng nào có chứng chỉ rừng (FSC), trong khi đó nhu cầu sử dụng các sản phẩm có chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ ngày càng cao ở hầu hết các thị trường lớn. Để phát huy hết tiềm năng của ngành chế biến gỗ Việt Nam, các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp cần hết sức chú ý đến xu hướng “môi trường hóa” thương mại đồ gỗ. Với 3 xu hướng nguyên liệu chính: gỗ nhân tạo, gỗ có chứng nhận FSC và gỗ tái chế, các tiêu chuẩn về môi trường sẽ được thị trường đặt ra ngày càng nhiều cho thương mại đồ gỗ, kể cả việc xác định tính hợp pháp và khả năng tái sinh của khu vực khai thác. Do đó, đối với các sản phẩm gỗ khai thác tại Việt Nam cần mời các tổ chức quốc tế có thẩm quyền kiểm tra việc quản lý, khai thác gỗ và cấp giấy chứng chỉ xác nhận gỗ được khai thác. Đặc biệt, việc xây dựng và các tiêu chí quản lý rừng bền vững cần được tiến hành nhanh chóng, triệt để nhằm đạt được một số lợi thế cho ngành lâm nghiệp Việt Nam.
 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

 

GIÁ GỖ MỚI NHẤT