Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng đã đồng ý loại bỏ nhạc cụ ra khỏi đạo luật Lacey. Đây là đạo luật cấm buôn bán gỗ và các sản phẩm gỗ nằm trong danh mục bảo vệ.
Theo đạo luật này, các nhạc sĩ khi nhập hoặc tái nhập vào nước nước Mỹ phải trình báo nguồn gốc xuất xứ của các loại nhạc cụ bằng gỗ mang theo, dù hiện đại hay cổ điển.
Đây cũng là lý do khiến giới nghệ sĩ nhiều lần phải ca thán vì nó gây quá nhiều bất tiện. Không ít nhạc cụ cổ điển có từ rất lâu đời và hầu như thất lạc các chứng từ xác minh nguồn gốc. Rắc rối còn đến từ thời điểm sản phẩm được làm ra trước hay sau ngày Đạo luật Lacey được áp dụng. Thậm chí, tranh cãi đã nảy lửa khi thời điểm các cây gỗ bị đốn để làm nhạc cụ trước hay sau khi đạo luật có hiệu lực.
Đạo luật Lacey giới nhạc sĩ Mỹ dễ thở hơn |
Rất nhiều nơi dự trữ gỗ nhập khẩu vào Mỹ trước năm 2008 khi Đạo luật Lacey sửa đổi được ban hành. Không những là một trong những công cụ có quyền lực nhất nhằm chống lại tội phạm về nguồn tài nguyên thiên nhiên, Đạo luật Lacey còn hỗ trợ nỗ lực của các quốc gia khác trong việc quản lý nguồn tài nguyên của họ và thiết lập các cơ chế khuyến khích mạnh mẽ để các công ty buôn bán những mặt hàng này thực hiện các quy định tương tự như đã đề cập trong Đạo luật Lacey.
Đạo luật Lacey lần đầu tiên được thông qua vào năm 1990, sửa đổi đáng kể năm 1981 và đến năm 2008 được sửa đổi lần nữa. Theo quy định mới, nếu nhạc cụ làm từ gỗ và chủ nhân của nhạc cụ đã đi nhiều nơi trên thế giới và tái nhập vào Mỹ với nhạc cụ như một phần của hành lý thì người ấy không cần phải làm tờ khai hải quan về nhạc cụ này.
Năm ngoái, Gibson Guitars, công ty sản xuất nhạc cụ hàng đầu của Mỹ, đã bị phạt vì vi phạm Đạo luật Lacey do nhập khẩu gỗ nằm trong danh mục cần được bảo vệ ở Ấn Độ và Madagascar. Công ty này phải chịu phạt 300.000USD.