Diễn biến xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 5 năm qua

Thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ trong những năm gần đây.

KIM NGẠCH XUẤT KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM

TRONG 5 NĂM QUA (2008-2012)

Đơn vị tính: triệu USD

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

KN xuất khẩu

2829

2598

3436

3955

4670

 

Trong 5 năm qua, từ 2008 đến nay, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đều tăng hơn so với năm trước, trung bình khoảng 20%, trừ năm 2009 do ảnh hưởng của kinh tế thế giới nên bị sụt giảm 8,16% so với năm 2008. Năm 2012, Việt Nam đã đạt 4,67 tỷ, tăng 15,3% so với năm 2011, vượt gần 7% so với kế hoạch.

 

Sang năm 2013, trong tháng 4, ước đạt gái trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 435 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 4 tháng đầu năm đạt 1,6 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ 2012.

 

Thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam cũng đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Từ chỗ tập trung vào các thị trường trung chuyển như Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc,… để tái xuất sang nước thứ ba, đến nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường tiêu dùng. Năm 2012, sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong quý I năm 2013, ngoài trừ thị trường Đức giảm 10,3%, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang các thị trường lớn hầu hết đều tăng trưởng mạnh như Hoa Kỳ tăng 8,6%; Trung Quốc tăng 23%; Nhật Bản tăng 17.9%; Hàn Quốc tăng 49.7% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

Về mặt hàng xuất khẩu, giá trị xuất khẩu chiếm tỉ lệ lớn là sản phẩm nội thất trong nhà, ngoài trời và dăm mảnh nguyên liệu. Riêng năm 2011, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu nguyên liệu dăm gỗ lớn nhất thế giới

 

Tuy kim ngạch tăng đều trong các năm, nhưng trong thời gian tới, dự báo ngành gỗ và sản phẩm gỗ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Cụ thể, xu hướng thế giới đang chuyển sang sử dụng sản phẩm chế biến từ nguồn gỗ được khai thác có kiểm soát, có chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC), hoặc gỗ có nguồn gốc hợp pháp. Trong khi đó, nguồn nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm mộc nội thất của Việt Nam chủ yếu là nhập khẩu (năm 2012 nhập khoảng 60%), gây ảnh hưởng đến ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển thiếu bền vững, giảm tính cạnh tranh trên thị trường.

 

Bên cạnh đó, với thiết kế mẫu mã ko đa dạng cũng như quảng bá chưa được chú trọng, đã ảnh hưởng ko nhỏ đến giá thành cũng như việc thâm nhập thị trường của doanh nghiệp Việt Nam.

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *