DN gỗ lo không cạnh tranh nổi ở thị trường nội địa

Doanh nghiệp gỗ trong nước hiện đang lo không cạnh tranh nổi vào năm tới khi Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết. Hiện nay nhiều doanh nghiệp đã khó có chỗ đứng tại thị trường này.

Ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (Vifores) cho biết, trong năm 2014 doanh nghiệp buộc phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nước ngoài ngay trên thị trường nội địa. Ông  Quyền nói rằng, các mặt hàng đồ gỗ nội thất của các quốc gia thành viên TPP sẽ được nhập vào Việt Nam không giới hạn quota, giấy phép và được giảm thuế. Đáng lo ngại là nhiều sản phẩm sẽ có mức thuế nhập khẩu bằng 0%, cao nhất là 3%; các sản phẩm nội thất nước ngoài cũng có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt hơn.

 

DN gỗ lo không cạnh tranh nổi ở thị trường nội địa

DN gỗ lo không cạnh tranh nổi ở thị trường nội địa

 

“Nếu các doanh nghiệp không chủ động nắm bắt thông tin và kịp thời thích nghi với áp lực cạnh tranh từ bên ngoài, nhiều nguy cơ ngành gỗ sẽ đánh mất thị trường nội địa.”, ông Quyền nói.

 

Thực tế, nhiều năm qua các doanh nghiệp đã tập trung đầu tư cho thị trường nội địa nhưng thành quả vẫn không như mong đợi mà theo ông Quyền một trong những lý do chính là Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển và kinh doanh bền vững ở thị trường nội địa.

 

Cụ thể như vấn đề thuế giá trị gia tăng (VAT), dù doanh nghiệp đã “kêu” rất nhiều, nhưng vẫn không được giải quyết. Các doanh nghiệp ngành gỗ đề xuất rằng khi bán sản phẩm ra thị trường nội địa, không cần miễn thuế VAT, nhưng thời gian ban đầu, Nhà nước có thể giảm thuế, hoặc miễn thuế trong một thời gian nhất định để doanh nghiệp đưa hàng giá rẻ hơn đến người tiêu dùng.

 

DN gỗ lo không cạnh tranh nổi ở thị trường nội địa

 

Ngoài thuế VAT, doanh nghiệp mua nguyên liệu gỗ trong nước từ rừng tự nhiên cũng bị đánh thuế tài nguyên từ 10% đến 30%. Doanh nghiệp còn bị đánh thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp… Phải gánh nhiều sắc thuế nên sản phẩm đến tay người tiêu dùng thường bị đẩy giá lên rất cao. Đây là trở lực lớn cho doanh nghiệp gỗ thành công ở thị trường nội địa.

 

Trong khi đó nhiều năm qua, Nhà nước đưa ra nhiều chính sách ưu đãi dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ; cụ thể là doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này không bị đánh thuế (thuế suất 0%), doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu về chế biến cũng được miễn thuế.

 

Để mở rộng thị trường nội địa, Viforest đề nghị trước hết Nhà nước phải có chính sách phù hợp, giúp doanh nghiệp yên tâm đầu tư phục vụ nhu cầu của thị trường nội địa thay vì chỉ hướng tới xuất khẩu như hiện nay.

 

TBKTSG Online

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *