Ngành chế biến gỗ: Xuất khẩu vào mùa, trong nước chưa sôi động.

Nhiều DN chế biến gỗ tại Biên Hòa cho thấy ngành hàng này đang có sự “trái chiều” trong sản xuất. Những Doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu đón mùa hàng đến sớm,

Nhiều Doanh Nghiệp sản xuất hàng bán ở thị trường nội địa nhận định, năm 2013 rất có thể doanh thu sẽ giảm khoảng 20% so với năm 2012 do sức mua yếu. Trong khi đó, ở các Doanh Nghiệp xuất khẩu khẳng định doanh thu sẽ bằng, thậm chí vượt năm ngoái.

 

* Nội địa tiêu thụ chậm

Giám đốc DNTN Minh Thiện, Anh Nguyễn Thế Thọ chuyên sản xuất hàng mộc tiêu thụ nội địa ở phường Tân Hòa (TP.Biên Hòa), cho rằng hiện rất khó có thể khẳng định thị trường đồ gỗ trong nước năm nay có tốt hơn năm ngoái hay không, bởi đến nay vẫn chưa có biến động gì về sản xuất. Theo anh Thọ, sở dĩ ngành mộc trong nước vào mùa trễ do cả nhà sản xuất lẫn người kinh doanh đều thận trọng, không muốn bị “chôn” vốn vào hàng thời gian lâu. Thông thường, giữa tháng 9 các cơ sở và Doanh Nghiệp chế biến gỗ đã lo vốn để mua nguyên liệu và sản xuất một phần, nhưng hiện nay rất ít đơn vị vay tiền vì sức mua giảm nhiều.

 

Các cơ sở sản xuất luôn có hàng tồn, là số hàng buộc phải sản xuất để giữ thợ. “Hàng trong nước mẫu mã không thay đổi nhiều nên không sợ lỗi mốt, nhưng tiêu thụ chậm thì vốn không quay vòng được. Mấy năm trước hàng bán tốt nên thời điểm này, nhiều DN  phải đi vay vốn ngân hàng để trữ nguyên liệu. Nhưng năm nay hầu hết chỉ sản xuất bằng vốn gia đình, hoặc vay rất ít” – anh Thọ nói. Sản phẩm đồ gỗ nội thất của Doanh Nghiệp Minh Thiện chủ yếu tiêu thụ ở các tỉnh miền Trung. Kết thúc 9 tháng của năm nay, doanh thu chỉ bằng 3/4 cùng kỳ năm ngoái.

 

Ngành chế biến gỗ: Xuất khẩu vào mùa, trong nước chưa sôi động.

Tại một xưởng sản xuất đồ gỗ

 

Hiện nay các cơ sở mộc ở Tân Hòa và Tân Biên đang giữ nhịp sản xuất khá chậm chạp, một số Doanh Nghiệp nhận xét, năm nay phải sang tới tháng 11 mới vào mùa sản xuất cuối năm. Không chỉ thay đổi về thời gian sản xuất, giá trị các món hàng cũng biến động theo. Kể từ năm 2011, những bộ sản phẩm có giá trị trên 100 triệu đồng tiêu thụ chậm hẳn, thay vào đó các loại hàng trị giá từ 50 triệu đồng/bộ trở xuống bán tốt hơn. Ông Nguyễn Duy Tính, chủ một cơ sở mộc ở phường Tân Biên, cho hay 3 năm nay các cơ sở mộc rất hồi hộp, hầu như không có đơn hàng trước mà sản xuất theo dạng “bán đến đâu làm đến đó”.

 

* Xuất khẩu – không lo thiếu đơn hàng

Năm nay, các Doanh Nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu đã có đơn hàng ngay từ tháng 8, tới thời điểm này hầu hết Doanh Nghiệp đều có hợp đồng hết năm 2013, thậm chí nhiều đơn vị đang đàm phán đơn hàng cho năm 2014. Nhiều công ty đã có đơn hàng đến hết năm 2013 từ khá sớm, như: gỗ Hòa Bình (TP.Biên Hòa), Minh Thuận Thắng, Quyết Thành (huyện Trảng Bom), Hoàng Nhật Phát (huyện Long Thành)…

 

Ngành chế biến gỗ: Xuất khẩu vào mùa, trong nước chưa sôi động.

 

Ở DNTN Minh Thuận Thắng, chủ Doanh Nghiệp đã bắt đầu phải tổ chức tăng ca mỗi ngày thêm 1 giờ để kịp hàng giao. Nhiều Doanh Nghiệp chế biến gỗ khác phải tuyển thêm lao động. Theo Hiệp hội Chế biến lâm sản Đồng Nai, sở dĩ  các Doanh Nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu năm nay có đơn hàng tốt, ngoài một số thị trường kinh tế tốt hơn nên cải thiện sức mua, thì sự chuyển dịch về thị trường nhập khẩu của các công ty thương mại trên thế giới rời Trung Quốc tìm hàng ở các nước châu Á khác, trong đó có Việt Nam đã tạo ra một cơ hội lớn.

 

Theo báo đồng nai

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *