Gỗ: Tại sao con mọt lại thích ký sinh?

Xin hỏi tại sao con mọt lại thích ký sinh ở gỗ? Gỗ rất khô và cứng mọt ăn chất gì trong gỗ để sống? Mọt gỗ là côn trùng cánh cứng có thể đục phá gỗ khô, gỗ tươi



 


Mọt gỗ là côn trùng cánh cứng thuộc chi Euophryum  có thể đục phá gỗ khô, gỗ tươi. Vào đêm khuya thanh vắng có thể nghe thấy tiếng đục gỗ của mọt gây khó ngủ cho nhiều người. Hiện tượng mối mọt phổ biến nhất đối với đồ dùng gia đình là gỗ, tre, nứa.

Con trưởng thành dài từ 2,5 đến 5 mm. Có màu nâu đỏ cho đến đen. Có đầu vòi dài, thân hình trụ, chân ngắn. Ấu trùng có hình chữ C màu kem, nhăn nhúm và không có chân, có 11 đốt. Con cái đào lỗ và đẻ từng trứng một. Trứng có màu trứng, mềm, bóng và phẳng một đầu. Trứng nở trong vòng 16 ngày. Ấu trùng trú trong cây trong khoảng 6 tháng đến một năm.

Chúng bắt đầu lột xác ở gần bề mặt trong khoảng hai đến ba tuần. Con trưởng thành khoét thân cây để chui ra ngoài vào mùa hè và sống được khoảng 1 năm. Đầu tiên chúng đục lỗ chui vào rồi ẩn mình trong đó sinh sống và đẻ trứng, trứng nở thành sâu non, sâu non tiếp tục đào hang ăn gỗ cho đến khi trưởng thành.

Chúng tiêu hóa được gỗ do trong ruột của chúng cũng như trong ruột mối có cả một khu hệ vi sinh vật có khả năng phân hủy và chuyển hóa chất xơ (cellulose) và chất gỗ (lignin) thành các đường đơn dễ hấp thụ.

Có thể phòng tránh mọt gỗ bằng cách sơn hay đánh vecni thật kỹ bên ngoài mặt gỗ. Thời tiết nóng, ẩm là thời điểm lý tưởng để mối mọt “tung hoành” trong đồ dùng gia đình như các giá sách, tủ quần áo, bàn học, cánh cửa làm bằng gỗ, tre, nứa…


Theo GS.TS Nguyễn Lân Dũng – Nông Nghiệp

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *