Hiện nay thị trường này hầu như phó mặc cho làng nghề, các DN vừa và nhỏ với đồ gỗ nội thất, mỹ nghệ và phục vụ xây dựng là những nhóm được tiêu thụ mạnh..
Hiệp hội Lâm sản Việt Nam (Vifores) cho rằng, bên cạnh việc tăng kim ngạch xuất khẩu nhưng trong giai đoạn suy thoái kinh tế hiện nay, các DN chế biến gỗ cũng bắt đầu nhìn nhận lại thị trường trong nước với 90 triệu dân, rất tiềm năng, ước tính khoảng 2 tỷ USD/năm này.
Tác động của TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương), hàng nội thất sẽ còn vào Việt Nam nhiều hơn, với chất lượng ổn định, mẫu mã đa dạng. Vì vậy, nếu không kịp thời chuẩn bị sẽ bị động sau này. Hiện nay các DN lớn đã vào cuộc. Tuy nhiên, khi gia nhập TPP cũng không ít cơ hội cho ngành chế biến gỗ, đây là dịp để đổi mới thiết bị, công nghệ nhờ được miễn thuế.
Khách hàng tham quan gian hàng trưng bày tại hội chợ
Những khó khăn khi trở về thị trường nội địa hiện nay không hề nhỏ. Ba khó khăn dễ thấy nhất, đó là: Nhà nước gần như chưa có chính sách phát triển ngành chế biến gỗ phục vụ nội địa. Hơn chục năm nay, Nhà nước chỉ chú trọng và tạo điều kiện cho việc xuất khẩu sản phẩm gỗ, như được miễn thuế… trong khi DN chế biến tiêu thụ nội địa phải đóng thuế giá trị gia tăng (VAT) 10%…
Cái khó thứ hai là kênh phân phối hoàn toàn tự phát, DN muốn tiêu thụ hàng nội địa, không chỉ chế biến, mà còn phải tự vận chuyển, tìm nơi tiêu thụ. Hầu như phải tự làm tất cả và không ai ký hợp đồng dài hạn, trong khi với việc xuất khẩu, DN luôn có hợp đồng ổn định với số lượng khá lớn, việc phân phối có nhà nhập khẩu lo. Vì vậy, để mở rộng thị trường nội địa, trước hết Nhà nước phải có chính sách phù hợp, giúp DN yên tâm tìm về thị trường nội địa.
Theo sggp