Theo các Doanh Nghiệp trong ngành gỗ, đơn hàng của các Doanh Nghiệp đang có dấu hiệu quá tải do có sự dịch chuyển lớn từ Trung Quốc sang. Lượng đơn hàng tăng từ 20 đến 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tín hiệu tốt đến từ sự phục hồi nhu cầu của thị trường NK đồng thời cũng khẳng định được chất lượng sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đối với người tiêu dùng nước ngoài.
Ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, XK gỗ 7 tháng đầu năm đạt gần 2 tỷ USD, dự kiến cả năm có thể đạt 5,3 tỷ USD. Kim ngạch XK vào các thị trường mục tiêu như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Hàn Quốc hồi phục mạnh mẽ. Một số Doanh Nghiệp trong ngành còn than rằng, hiện tại Doanh Nghiệp không dám nhận các hợp đồng giao ngắn hạn trong thời gian 3, 4 tháng, thậm chí là nửa năm vì không đủ năng lực về tài chính, nhân công, nguyên liệu.
Hoàn chỉnh sản phẩm
Vẫn lo lép vế
Từ chối nhận đơn hàng, hay không dám nhận thêm đơn hàng trong thời điểm hiện tại cho thấy sự phục hồi của cộng đồng Doanh Nghiệp. Tuy nhiên, có một thực tế đáng lo ngại hơn, đơn hàng “đủ ăn”, thậm chí đã có đến năm sau với những khách hàng “ruột” nhưng các Doanh Nghiệp XK Việt Nam lại đang phải “chạy đua” với các Doanh Nghiệp FDI. Bởi theo ông Thăng, lượng đơn hàng dù đã có đủ nhưng chủ yếu là đơn hàng vừa, nhỏ, rất ít những đơn hàng khối lượng lớn.
Những đơn hàng lớn hầu hết đều rơi vào tay các Doanh Nghiệp FDI bởi khối Doanh Nghiệp này có sự hậu thuẫn tốt từ công ty mẹ. “Chỉ khi các Doanh Nghiệp FDI đã dư thừa thì mới tới lượt các Doanh Nghiệp Việt Nam”, ông Thăng nhận định. Thậm chí, đứng đầu trong danh sách các Doanh Nghiệp lớn của ngành chế biến gỗ nhưng Công ty CP gỗ Trường Thành cũng phải bỏ lỡ nhiều cơ hội XK gỗ. Theo ông Võ Trường Thành, Tổng giám đốc Công ty CP gỗ Trường Thành, do Doanh Nghiệp không có đủ nguồn vốn để tiếp nhận những đơn hàng lớn, chỉ nhận những đơn hàng trong khả năng của Doanh Nghiệp. Chính vì vậy doanh số của Doanh Nghiệp năm nay không có bước phát triển thậm chí bị thụt lùi.
Kiểm tra công đoạn sản phẩm
Thực tế này đang diễn ra đối với phần lớn các Doanh Nghiệp Việt Nam. Bởi hiện nay, các Doanh Nghiệp Việt Nam hầu hết là các Doanh Nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, tiềm lực tài chính hạn chế (nguồn vốn chủ yếu phụ thuộc vào ngân hàng), năng lực quản trị yếu. Trong khi đó, đây lại là thế mạnh của các Doanh Nghiệp FDI. Ông Quyền thừa nhận rằng, trong ngành gỗ, Doanh Nghiệp FDI chiếm tới 30 đến 40% giá trị tổng kim ngạch XK. Với vị thế cạnh tranh như vậy, các Doanh Nghiệp trong nước rất khó có thể cạnh tranh với các Doanh Nghiệp FDI.
Mấy năm gần đây, các Doanh Nghiệp ngành gỗ đang tích cực liên kết với nhau để tạo chuỗi sản xuất. Ví dụ như tại tỉnh Bình Định, có khoảng 170 Doanh Nghiệp nhưng trong số đó chỉ có khoảng 30 Doanh Nghiệp lớn. Dựa trên lợi thế của mình, hoạt động theo xu thế “hai bên cùng có lợi”, các Doanh Nghiệp lớn khi nhận được đơn hàng thường liên kết với các Doanh Nghiệp nhỏ để sản xuất, đáp ứng thời gian giao hàng. Đây cũng là cách mà Doanh Nghiệp các ngành khác có thể áp dụng. Tuy nhiên, về lâu dài, muốn tồn tại phát triển, các Doanh Nghiệp nên tính đến chuyện thay đổi công nghệ, tái cơ cấu Doanh Nghiệp. Có như vậy, Doanh Nghiệp trong nước mới không lo bị “hớt tay trên” như hiện nay.
Gửi bình luận của bạn