Theo thống kê của Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt nam, cả nước hiện có hơn 3900 DN hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ xong phần lớn các DN chế biến gỗ lại có quy mô nhỏ và vừa. Khi thị trường xuất khẩu có sự tăng trưởng mạnh đã tạo nên áp lực lớn cho chính các DN này khi quy mô sản xuất không tương thích với khả năng sản xuất phục vụ cho những đơn hàng lớn.
Ngày đăng: 27-09-2013
2,442 lượt xem
Gỗ Nguyên liệu có xuất xứ đảm bảo đúng yêu cầu của Châu Âu, Mỹ thì đang bị thiếu hụt buộc doanh nghiệp phải nhập khẩu khi mà giá thành tăng cao từ 20-30% đã khiến chi phí sản xuất phát sinh. Nên dù đơn hàng tăng, xong lợi nhuận thực sự mà doanh nghiệp thu về lại không tăng như dự tính.
Ông Lê Xuân Huy, Chuyên gia phân tích thị trường xuất khẩu Mỹ cho rằng, chúng ta thiếu minh bạch trong vấn đề nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Gỗ tự nhiên của ta bị khai thác quá mức cho phép. Còn bản thân người Mỹ rất thích đồ gỗ của Việt Nam xong nếu họ biết sản phẩm đó được làm từ gỗ tự nhiên mà không rõ nguồn gốc thì họ cũng không mua nữa. Chính vì thế doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu nguyên liệu với giá thành đang tăng rất cao từ 20-30%. Đây lại đang là một khó khăn lớn mà doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt.
Một công đoạn sản xuất đồ gỗ
Việc thu lợi thấp đã đẩy doanh nghiệp gỗ rơi vào tình trạng bị động trong khâu giự trữ nguyên liệu. Thường thì các doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu dự trữ từ nửa năm trở lên để chủ động sản xuất. Tuy nhiên do năng lực tài chính yếu, thiếu vốn nên phần lớn các doanh nghiệp chỉ dám nhập khẩu nguyên liệu sản xuất vừa đủ trong vài tháng. Do đó khó khăn về vốn là một trong những cái khó bó buộc sự phát triển của nhiều doanh nghiệp lúc này mặc dù cơ hội xuất khẩu thì đang mở ra trước mắt.
Còn theo ông Trần Đức Thuấn, Giám đốc Công ty TNHH công thương Hưng Long, quan trọng nhất bây giờ là nguyên liệu, bởi bài toán mắc phải bây giờ là đơn hàng tăng nhưng do không chuẩn bị được nguyên liệu . Mà muốn chuẩn bị được nguyên liệu thì phải có nguồn lực tài chính. Theo tôi đây là cái khó khăn nhất cho các doanh nghiệp lúc này.
Vẫn biết thị trường phục hồi sẽ là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ, nhưng nếu tiếp tục sản xuất theo đơn đặt hàng từ nước ngoài, gia công theo mẫu mã có sẵn thì mãi mãi ngành công nghiệp gỗ của Việt Nam sẽ đi sau thế giới. Giá trị nguồn lợi thu về cũng vì thế mà không tương xứng với những đầu tư của doanh nghiệp. Trong khi đó khâu phân phối là khâu có lợi nhuận cao nhất có thể gấp cả chục lần khâu sản xuất, nhưng doanh nghiệp Việt Nam lại đang rất yếu khâu này.
Sản phẩm gỗ được trưng bày tại showroom
Do vậy bên cạnh việc đầu tư mạnh vào khâu thiết kế thì doanh nghiệp cũng cần phải nâng cao khả năng thương mại, tích cực thâm nhập thị trường tiếp cận khách hàng. Có như vậy những sản phẩm đồ gỗ xuát xứ từ Việt nam mới có thương hiệu và mang lại giá trị cao khi xuất khẩu ra thế giới.
Ông Nguyễn Sỹ Hoạt, Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản VN cho hay, DN Việt là những người đi sau chủ yếu bán hàng qua trung gian, thêm vào đó chúng ta chưa có thương hiệu và chưa khẳng định được thương hiệu cũng như vị thế của mình nên chúng ta bị thua thiệt. Hạn chế của chúng ta là chưa có một đội ngũ thiết kế có năng lực thâm nhập, thích ứng với thị trường để đưa ra những mẫu mã hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Đây là khó khăn của ngành gỗ xuất khẩu lúc này cần phải được tập trung giải quyết.
Để khắc phục được những khó khăn mấu chốt lúc này là doanh nghiệp gỗ phải có sự chủ động nhất là trong vấn đề đầu ra. Tuy nhiên muốn chủ động thì bản thân doanh nghiệp phải mạnh. Về phía các doanh nghiệp, phải nhìn thẳng vào các nguyên nhân làm giảm sức mạnh, giảm lợi nhuận của ngành gỗ để khắc phục. Mỗi doanh nghiệp cũng cần phải liên kết lại để khắc phục nhược
Nguồn info tv
Gửi bình luận của bạn