Năm 2013 áp thuế chống phá giá đồ gỗ Việt Nam

Đối với Việt Nam, việc có hay không nguy cơ bị kiện chống bán phá giá mặt hàng đồ gỗ tại thị trường Hoa Kỳ từ lâu đã là chủ đề được đưa bàn luận, tuy nhiên xung quanh vấn đề này còn nhiều tranh cãi .Câu hỏi đặt ra là: Liệu có hay không việc áp thuế chống bán phá giá ở Việt Nam?

Ngày đăng: 15-05-2013

2,227 lượt xem

Tháng 8 vừa qua, đại diện chính phủ Việt Nam đã có buổi gặp mặt các nhà sản xuất đồ gỗ trong nước nhằm trao đổi, tìm ra giả phap1chung cho trường hợp mặt hàng này bị kiện tại Hoa Kỳ. Nội dung buổi họp thảo luận này đề cập đến khả năng sẽ xảy ra một vụ kiện chống bán phá giá đối với đồ nội thất phòng ngủ của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ, tương tự vụ kiện đối với sản phẩm này của Trung Quốc năm 2003, đã khiến các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ phải chịu thuế chống bán phá giá cho một số mặt hàng đồ gỗ phòng ngủ do Trung Quốc sản xuất trong suốt 6 năm qua .

 

Theo Tạp chí Furniture Today thì có được một vụ kiện thành công cũng sẽ phải gạp những trở ngại lớn – hàng triệu đo la cho chi phí tố tụng, hay việc tìm kiếm sự ủng hộ cần thiết từ các nhà sản xuất Hoa Kỳ, trong khi nhiều người trong số các nhà nhập khẩu có phải chịu thêm trách nhiệm nộp thuế. Từ vụ kiện sản phẩm đồ gỗ Trung Quốc, các nhà quan sát nghi ngờ khả năng nghành sản xuất này có thể xảy ra thêm một vụ kiện tương ứng hay không ?

 

Từ 2005 đến nay, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng đồ nội thất phòng ngủ của Việt Nam vào Mỹ đã tăng 153% lên mức 929.5 triệu USD vào năm ngoái , giữ thị phần lớn nhất trong ngành hằng ngày. Trong khi đó ,sản phẩm tương tự của Trung Quốc giảm một nửa , chỉ còn khoảng 700 triệu USD vào năm 2010. (Dữ liệu nghiên cứu thị trường của Furniture Tpday dựa trên số liệu thống kê thương mại của Chính Phủ )

 

Ông GeorgeW. Thompson – luật sư của hãng luật Neville Paterson có trụ sở tại Washington với nhiều kinh nghiệm trong các vụ việc thương mại  - nhận xét , sự tăng trưởng nhập khẩu này có thể tác động lớn đến việc quyết định khả năng xảy ra một vụ kiện chống bán phá giá .

 

Ông phân tích:” Sự tăng trưởng cả về khối lượng và cả tỷ trọng nhập khẩu cùng với gia tăng thị phần là những yếu tố cơ bản tạo nên vụ kiện”. Trơ ngại  lớn trong bất kỳ vụ kiện chống bán phá giá nào là việc chứng minh có hành vi bán pha giá – tính toán chi phí sản xuất của một quốc gia và xác định mức giá có bất hợp lý hay  không. Việt Nam là một nền kinh tế thị trường của một nước thứ ba.

 

Một yếu tố khác quyết định khả năng xảy ra vụ kiện là chi phí tố tụng. Jerry Epperson – nhà phân tích nghành của Mann, Armistead & Epperson cho biết : Chi phí theo đuổi vụ kiện chống bán phá giá với sản phẩm gỗ Trung Quốc là khoảng 5 triệu USD.

 

Epperson tin rằng, ngày nay, khi mà nhiều nhà sản xuất chủ chốt trong nước đã bắt đầu nhập khẩu hoặc đóng cửa các cơ sở trong nước, việc kêu gọi đóng góp một khoản tiền như trên sẽ rất khó khăn .

 

Thêm vào đó, Đạo luật năm 2000 về Bán phá giá và Trợ cấp Thương xuyên (thường được gọi là Luật sửa đổi Byrd), một động lực quan trọng thúc đẩy vụ kiện chống bán phá giá đối với đồ gỗ Trung Quốc, nay đã bị bãi bỏ .Trong nhiều năm, đạo luật này đã mang lại cho những công ty nguyên đơn Hoa Kỳ - những công ty đệ đơn yêu cầu khởi xướng điều tra chống bán phá giá – hàng triệu đô la thu được  từ việc áp thuế chống bán phá giá đối với đồ gỗ Trung Quốc nhập khẩu. Khoản thu này giúp bên nguyên chi trả các chi phí tố tụng và hổ trợ hoạt động kinh doanh của họ.Nay đạo luật này đã không còn hiệu lực và những khoản thuế thu được sẽ chuyển thẳng đến Bộ Tài chính Mỹ

 

Cũng trong vụ kiện Trung Quốc, các công ty nguyên đơn Hoa Kỳ đã bí mật đòi một số nhà máy Trung Quốc một khoản “ chi phí giải quyết” để đổi lấy việc yêu cầu mức thuế cao cho các nhà máy này. Tuy nhiên, trong các đợt rà soát thuế suất gần đây, luật sư đại diện cho các nhà máy Trung Quốc tiết lộ với Furniture Today rằng bên nguyên đã không chấp nhận khoản tiền này – điều này cho thấy giải pháp chi trả như trên cũng sẽ không hiệu quả nếu xảy ra vụ kiện với sản phảm đồ gỗ của Việt Nam .

 

Năm 2013 áp thuế chống phá giá đồ gỗ Việt Nam

Năm 2013 áp thuế chống phá giá đồ gỗ Việt Nam

 

Richard Magnusse, Giám đốc điều hành Công ty nhập khẩu đồ gỗ nội thất Magnusse Home Furnishings, không nghĩ hàng Việt Nam có thể bị kiện .Ông nói : “ Có quá nhiều sản xuất nội địa đang dựa vào nguồn gia công từ châu Á và vì vậy họ khó có thể thuyết phục mọi người rằng vụ kiện của mình nhằm bảo vệ công an việc làm cho lao động ngành gỗ ở Mỹ. “ thật khó để đưa ra số lượng việc làm bị mất đi bởi (chính phủ Hoa Kỳ ) phải xem xét tình hình hiện nay. Tình hình sẽ hoàn toàn khác một khi có vụ kiện chống bán phá giá khác”.

 

Magnusse cũng cho biết ông nghi ngờ về khả năng tài chính của các nhà sản xuất Mỹ để theo đuổi vụ kiện đối với Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn có nguy cơ xảy ra vụ kiện.Thompson, một luật sư thương mại, nói rằng để theo đuổi một vụ kiện không nhất thiết phải có nhiều nhà sản xuất nội địa. Ông cho hau: “ Không có số lượng tối thiểu nào (cho việc đi kiện ). Kể cả chỉ có một công ty sản xuất kiện, miễn là công ty đó có sản lượng đại diện cho nghành sản xuất nội địa, vụ kiện vẫn có thể xảy ra, trong khi tôi chắc chắn có vô số công ty trong nghành. Nghành sản suất nội địa này đã suy giảm khủng khiếp nhưng vẫn còn hoạt động”.

 

Các nhà sản xuất trong nước sẽ phải chỉ ra tác động tiêu cực của nhập khẩu đối với tình trạng việc làm trong nghành và bằng chứng của hành vi thương mại không lành mạnh. Ông bổ sung thêm, nếu một nghành sản xuất nội địa đang trong tình trạng tài chính tồi tệ, dù một phần do tình hình kinh tế khó khăn, một vụ kiện chống bán phá giá sẽ dễ thực hiện hơn với lý do thiệt hại là rõ ràng .

 

Tuy nhiên, việc đổ trách nhiệm cho sản phẩm Việt Nam về những khó khăn của ngành sản xuất nội địa là rất khó. Epperson tin rằng các sản phẩm từ Indonesia và Malaysia cũng có thể trở thành mục tiêu cho một vụ kiện tương tự. “ Sự gia tăng của của hàng nhập khẩu từ Việt Nam khá ngoạn mục.Tuy nhiên, rất nhiều công ty cùa chúng ta đang có nhà máy tại Việt Nam; Stickley và Ashlay cũng có một nhà máy tại đó, nên tình hình khác hẳn so với 2004”. - ông nói .

 

Eppersson cũng nói rằng khi xem xét trường hợp Việt Nam, những nhà sản xuất nội địa cũng nên nghĩ đến những mâu thuẩn và gián đoạn sau vụ kiện Trung Quốc .

 

Đó chính là việc chuyển nhượng nhanh chóng sang sản phẩm đồ nội thất phòng ngủ của Việt Nam, Malaysia và Indonesia. Các nhà bán lẻ phải đối mặt với dự chậm trễ trong những đơn hàng đầu tiên và thời gian giao hàng. Một số thậm chí lập ra nhóm phản đối áp đặt thuế lên sản phẩm của Trung Quốc, mang tên Các nhà bán lẻ nội thất Hoa Kỳ .

 

Greg Harden,Giám đốc điều hành của Harden Furuiture, một trong những công ty đầu tiên khiếu kiện trong vụ kiện Trung Quốc, cho biết công ty của ông chưa được đề nghị tham gia vụ kiện mới và ông này tin rằng nếu có việc như vậy thì mình sẽ phải nghe nói tới. Dù vậy, ông vẫn cho là vụ kiện sẽ giúp ích gì đó được cho ngành sản xuất nội địa .

 

“Nó sẽ không mang nhiều công ăn việc làm trở lại Mỹ, nhưng nó sẽ mang lại cho chúng tôi – những nhà cung cấp trong nước – một khoảng thời gian để phát triển và tạm quên mối lo về tình trạng bán phá giá.” – Greg Harden nói .

 

Trong khi đó, Jake Jabs – Giám đốc điều hành của ENGLEWOOD, môt nhà bán lẻ lơn đồ nội thất nhập khẩu American Furniture Warehouse có trụ sở tịa Colorado – e rằng kể cả khi lệnh thuế mời được áp đặt , sự hồi phục của tình hình sản xuất đồ gỗ nội thất phòng ngủ tại nước này vẫn không còn chắc  chắn .

 

“Nếu một vụ kiện sẽ tạo ra công ăn việc làm tại Mỹ và mở mới các nhà máy, tôi sẽ ủng hộ, nhưng điều đó lại sẽ  không xảy ra”. Jabs cho biết. “ Nếu áp thuế đói với Việt Nam, người ta sẽ chuyển hướng sang một nguồn cung khác. Đồ nội thất phòng ngủ cần những nhà sản xuất với chi phí thấp, trong khi chúng ta lại không phải những nhà sản xuất có chi phí thấp.

 

Nguồn : Gỗ Việt

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

 

GIÁ GỖ MỚI NHẤT