Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ châu Phi tăng mạnh

Việt Nam đã nhập khẩu gỗ từ 15 nước châu Phi trong đó nhiều nhất là Cameroon (19,44 triệu USD), Gabon (3,8 triệu USD), Cộng hoà Congo (2,8 triệu USD), CH Trung Phi (2,1 triệu USD), Nigeria (1,3 triệu USD), Mozambique (0,62 triệu USD), Gambia (0,6 triệu USD), Ghana (0,3 triệu USD), Bờ Biển Ngà (0,29 triệu USD), Benin (0,24 triệu USD).

Ngày đăng: 23-07-2013

3,002 lượt xem

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 3 tháng đầu năm 2013, kim ngạch nhập khẩu gỗ của Việt Nam từ châu Phi đạt 31,63 triệu USD, tăng 53% so với cùng kỳ năm 2012.

 

Năm 2012, Việt Nam đã nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ 20 nước châu Phi với kim ngạch 112,2 triệu USD giảm 5% so với năm 2011 trong đó nhập khẩu từ Cameroon đạt 66,8 triệu USD, CH Congo 15,3 triệu USD, Gabon 12,48 triệu USD, CH Trung Phi 6 triệu USD, Ghana 1,9 triệu USD, Guinea 1,6 triệu USD, Mozambique 1,6 triệu USD, Nam Phi 1,58 triệu USD, Nigeria 1,47 triệu USD, Bờ Biển Ngà 1,26 triệu USD.

 

Độ che phủ rừng của châu Phi ước tính chiếm 650 triệu ha bằng 17% diện tích rừng trên thế giới. Các loại rừng chính là rừng khô nhiệt đới ở Sahel (gần sa mạc Sahara), Đông và Nam Phi, các khu rừng nhiệt đới ẩm ở Tây và Trung Phi, cận nhiệt đới rừng và rừng ở Bắc Phi và rừng ngập mặn ở vùng ven biển của phía Nam.

 

Việt Nam nhập khẩu gỗ của từ châu Phi tăng mạnh

Việt Nam nhập khẩu gỗ của từ châu Phi tăng mạnh

 

Với nguồn gỗ phong phú, khu vực Trung và Tây Phi là một trong những trung tâm cung cấp gỗ nguyên liệu ra thị trường thế giới. Một số nước ở khu vực Trung Phi có diện tích rừng bao phủ trên 50% diện tích cả nước và là những nước xuất khẩu quan trọng mặt hàng này.

 

Ngành khai thác rừng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của các quốc gia nói trên, tuy nhiên hoạt động khai thác và xuất khẩu gỗ của các nước này chưa được quản lý nghiêm túc, dẫn đến tình trạng khai thác bừa bãi, trái phép.

 

Hiện nay, các nước này đang đẩy mạnh cải cách trong quản lý và điều hành nhằm hạn chế tình trạng này. Chính phủ Gabon đã ra quyết định cấm xuất khẩu gỗ tươi từ năm 2010 để phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ trong nước, góp phần tạo việc làm cho người lao động và nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng bằng xuất khẩu gỗ thành phẩm hoặc bán thành phẩm. Các sản phẩm gỗ muốn được đưa ra khỏi các cảng phải có giấy chứng nhận là gỗ được phép khai thác và đã qua sơ chế. Các nước khác thì cũng đã có những chính sách hạn chế việc xuất khẩu gỗ tươi.

 

Từ năm 2003, Liên minh châu Âu đã ban hành Chương trình hành động FLEGT nhằm cấm lưu hành gỗ trái phép trên thị trường châu Âu thông qua việc ký kết các hiệp định đối tác tự nguyện giữa các quốc gia xuất khẩu gỗ với EU. Hiện nay, EU đã ký Hiệp định trên với CHDC Congo và Cameroon, và đang đàm phán để ký kết với Gabon và Cộng hòa Trung Phi. EU hiện là một trong hai đối tác nhập khẩu gỗ lớn nhất của các nước Trung và Tây Phi./

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

 

GIÁ GỖ MỚI NHẤT