Ngành chế biến gỗ tính chuyện "khai phá" sân nhà

Dù còn bỡ ngỡ như người xa quê lâu ngày nhưng nhiều doanh nghiệp gỗ vẫn quyết tâm đầu tư dài hơi cho chiến lược quay trở lại thị trường đồ gỗ nội địa, vốn do doanh nghiệp nước ngoài lấn lướt.

Ngày đăng: 17-12-2012

2,402 lượt xem

Với giá trị thị trường đồ gỗ nội địa lên tới 3 tỷ USD, trong khi kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2012 (tính đến hết tháng 11/2012) đạt 4,2 tỷ USD, thì các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu có niềm tin để kiên trì theo đuổi thị trường nội địa dù phía trước còn rất nhiều khó khăn, thách thức.


Từ “mưa dầm thấm lâu”

Theo nhận định của nhiều doanh nghiệp gỗ, tiềm năng của thị trường nội địa còn khá lớn, nhưng nếu không có chiến lược cụ thể sẽ rất dễ bị “ngã ngựa” tại sân nhà.


Trước đây, cứ nói đến bán hàng phục vụ thị trường nội là nhiều nhà sản xuất lắc đầu vì đã quen với quy mô sản xuất hàng loạt và thị hiếu của khách hàng thuộc khu vực châu Âu và Hoa Kỳ. Nhưng trong tình hình sức mua của thị trường thế giới giảm 30%, một số doanh nghiệp đã quay về thị trường nội địa. Tuy nhiên, họ vẫn loay hoay do chưa tạo ra được những sản phẩm có thiết kế phù hợp, thiếu hệ thống phân phối và giá bán bất hợp lý.


Từ sản xuất theo dây chuyền hàng trăm ngàn bộ, nay phải điều chỉnh để mỗi mẫu mã có thể chỉ vài chục bộ, thậm chí vài bộ, nhưng giá thành phải hợp lý. Cùng với đó, mẫu mã phải đa dạng hơn và thay đổi thường xuyên theo thị hiếu người tiêu dùng mới có thể cạnh tranh được với các sản phẩm ngoại nhập đang tràn lan.

Ngay cả thương hiệu gỗ Đồng Kỵ - tỉnh Bắc Ninh với các sản phẩm gỗ nội thất đạt đến độ tinh xảo, mẫu mã đẹp và chất lượng tốt, nhưng khi quay trở lại thị trường nội địa cũng không ít vấp váp, xa lạ khi tiếp cận trở lại khách hàng trong nước.


Theo ông Lê Hồng Thắng, Phó Tổng giám đốc Công ty gỗ Đức Thành, vấn đề mà doanh nghiệp trong ngành phải đối mặt khi phát triển ở thị trường nội địa là chọn phân khúc và xây dựng hệ thống phân phối, trong khi các doanh nghiệp chỉ quen với việc gia công theo thiết kế của đối tác nước ngoài, không phải lo điều tra thị trường, lo bán sản phẩm.


Còn ông Võ Trường Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành, nhận định, thị trường trong nước tiềm năng nhưng phần lớn dân số tập trung ở nông thôn nên nhiều doanh nghiệp không đủ năng lực mở rộng mạng lưới đại lý, cửa hàng.


Do vậy, việc xâm nhập và phát triển thị trường nội địa phải có kế hoạch dài hạn, doanh nghiệp phải biết đánh thức tiềm năng tiêu dùng của khách hàng. Chính sách hữu hiệu được các doanh nghiệp ứng dụng khi phát triển thị trường nội địa là “mưa dầm thấm lâu”, và điều cần nhất là việc mở rộng hệ thống phân phối.

Ngoài ra, quay về thị trường nội địa sẽ giúp doanh nghiệp gỗ đa dạng thị trường, tránh phụ thuộc vào một vài thị trường để hạn chế rủi ro, vì đơn hàng trong nước giá cao hơn hàng xuất khẩu.

 

Ngành chế biến gỗ tính chuyện "khai phá" sân nhà

Ngành chế biến gỗ tính chuyện "khai phá" sân nhà
 

Đến liên kết theo chuỗi cung ứng

Trước hết là cần chủ động được nguồn gỗ nguyên liệu sẽ giúp tiết giảm chi phí đầu vào rất lớn. Các doanh nghiệp trồng và chế biến gỗ trong nước cần ngồi lại để tạo ra chuỗi liên kết giá trị có lợi cho các bên, thay cho nghịch lý doanh nghiệp trồng rừng bán gỗ dăm ra nước ngoài với giá thấp, còn doanh nghiệp chế biến gỗ phải nhập khẩu nguyên liệu gỗ, kể cả ván dăm với giá cao.


Thay cho tư tưởng vừa sản xuất, thiết kế đến vừa bán hàng, là phát triển các doanh nghiệp chuyên về phân phối đồ gỗ. Đơn vị này sẽ đảm nhận việc nghiên cứu thị trường, thiết kế mẫu mã và đặt hàng cho doanh nghiệp sản xuất để phân phối. Đồng thời cần có sự liên kết giữa các


Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần mạnh dạn đầu tư, thay đổi công nghệ, thiết bị sao cho phù hợp và chớp lấy thời cơ, khi những nước có thể mạnh về chế biến gỗ ở châu Âu như Đức, Italia, Pháp… đang bị thua lỗ, phải đóng cửa và rao bán nhà máy với thiết bị và công nghệ tiên tiến hiện nay. Đây là cơ hội để trang bị lại dây chuyền và thiết bị nhà máy vốn đã khá cũ và lạc hậu.


Một tín hiệu vui cho doanh nghiệp chế biến gỗ, nội thất trong nước là các nhà phân phối trước đây luôn nhập hàng ngoại, nay đã “săn hàng” trong nước.


Dù chưa ai rõ các doanh nghiệp gỗ trong nước mất bao lâu để chinh phục thị trường nội địa, song việc các doanh nghiệp lớn tham gia tích cực vào các hội chợ trong nước đang cho thấy quyết tâm rất lớn của các doanh nghiệp trong ngành.

Các chuyên gia đã chỉ ra 3 điểm yếu cơ bản của doanh nghiệp gỗ trong nước cần khắc phục nếu muốn giành lợi thế trên thị trường nội địa.


Thứ nhất, hiện cả nước có trên 3.000 doanh nghiệp chế biến gỗ, trong đó trên 90% là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ xét trên quy mô vốn đầu tư và mức độ sử dụng lao động nên khả năng làm chủ công nghệ, thiết bị sản xuất không cao. Đây cũng chính là nguyên nhân tại sao các doanh nghiệp Việt Nam không thể đưa ra được những sản phẩm cao cấp để cạnh tranh với sản phẩm của các nước mà chấp nhận gia công cho nhiều doanh nghiệp nước ngoài hoặc doanh nghiệp FDI.

Thứ hai, ngành gỗ đang phải nhập tới 80% nguyên liệu. Một sản phẩm gỗ hoàn chỉnh nhưng chỉ tính riêng chi phí đầu vào như chi phí về lãi suất ngân hàng, chi phí vận chuyển và nhất là chi phí cho nguyên liệu đầu vào đã khiến giá thành sản phẩm bị đẩy lên rất cao. Đây là điểm yếu của các doanh nghiệp gỗ trong nước, khi mà những doanh nghiệp nước ngoài có lợi thế về vốn, nguồn nguyên liệu. Thậm chí, do khó khăn về vốn nên nhiều doanh nghiệp trong nước còn phải ngưng hoạt động hoặc bán ngay nguyên liệu thô sau khi vừa nhập khẩu về để duy trì sản xuất.


Thứ ba, xét về năng lực, doanh nghiệp gỗ còn gặp khó khăn trong khâu bán hàng bởi sản phẩm xuất khẩu đã tuân theo quy trình sản xuất chuẩn và kèm theo đó là chuẩn về giá, khâu thị trường đã có người khác quyết định. Nếu vào thị trường nội địa họ lúng túng trong đánh giá nhu cầu, thận trọng ở cả bộ phận thiết kế, đánh giá mẫu mã và khả năng thương mại. Một nhà sản xuất phải đầu tư cho thiết kế, nghiên cứu thị trường và cả kênh bán bán lẻ có thể bị quá sức.


Đó là những nguyên nhân cơ bản khiến doanh nghiệp gỗ trong nước phải chấp nhận nhường phần lớn thị trường đồ gỗ nội địa với sức mua lên đến 3 tỷ USD/năm cho doanh nghiệp nước ngoài.


Và giải pháp khắc phục cho tình trạng trên là phải nhanh chóng liên kết theo chuỗi cung ứng từ nguồn nguyên liệu đến chế biến, thiết kế, phân phối sản phẩm gỗ.


Một tín hiệu vui cho doanh nghiệp chế biến gỗ, nội thất trong nước là các nhà phân phối trước đây luôn nhập hàng ngoại, nay đã “săn hàng” trong nước.


Dù chưa ai rõ các doanh nghiệp gỗ trong nước mất bao lâu để chinh phục thị trường nội địa, song việc các doanh nghiệp lớn tham gia tích cực vào các hội chợ trong nước đang cho thấy quyết tâm rất lớn của các doanh nghiệp trong ngành.

 

(theo chính phủ)

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

 

GIÁ GỖ MỚI NHẤT